Mộc mạc gốm Hương Canh ( Phần 2)

Chia sẻ bằng chính những kinh nghiệm lâu năm của mình nên ông Hải, một nghệ nhân ở làng gốm hầu như luôn phải để “mắt” canh lò thủ công. Ông Hải cho biết thêm: “Nhiệt độ của chúng tôi đốt từ bé đến to, 28 tiếng mới đốt được 500 độ C, 6 tiếng sau đốt được thêm 350 độ là 850 độ. Thế nhưng 2 tiếng cuối cùng bắt buộc phải lên 400 – 450 độ nữa là thời gian gấp rút ép lò chín. Cho nên bắt buộc lửa lúc nào cũng phải giữ nguyên một màu vàng”.
Làm gốm là một nghề khó, bởi các nghề thủ công khác người ta có thể kiểm tra, thử được sản phẩm của mình. Tuy nhiên với gốm, sành Hương Canh thì  “không biết đâu mà lần”, phải đợi đến khi đốt lò xong mới kiểm tra được. Trong quá trình thử phải nhìn bằng mắt, từ đó người thợ mới phán quyết được tình hình nung gốm ra sao. Các nghệ nhân lâu năm thường sử dụng cát để kiểm tra nhiệt độ của lò mà tăng hay giảm nhiệt. Kỹ thuật đốt lò buộc phải là người dày dặn kinh nghiệm.
 
Ghé thăm làng gốm Hương Canh
Tại sự kiện Six space Đất Xanh Gốm Sành tổ chức vào ngày 25/9/2016 ở 94B Trần Hưng Đạo các nghệ nhân của làng gốm Hương Canh đã được giới thiệu đến công chúng thủ đô các sản phẩm đặc trưng của mình.

Đây là sự kiên Gốm và sành Hương Canh, toàn là các sản phẩm gốm đặc sắc của các nghệ nhân mang từ làng gốm Hương Canh, Vĩnh Phúc. Bạn Trần Hồng Quân, sinh viên tại Hà Nội, đứng trước những sản phẩm gốm sành của quê hương mình cho biết: “Tôi là người ở Hương Canh, hôm nay tôi rất may vì được tiếp xúc trực tiếp với các nghệ nhân làm gốm của chính quê hương mình, đây là một niềm tự hào lớn cho quê hương. Bản thân tôi khá thích thú về màu sắc của gốm Hương Canh, vì nó có màu ánh xanh, hơi tím một chút, chất thô ráp chân thật và mộc mạc, đó cũng chính là hồn gốm của quê tôi”.

Những người làm nghề gốm sành là những người thổi hồn vào đất, gửi hồn mình vào từng sản phẩm. Đã từng có giai đoạn gia đình ông Hải làm ăn thua lỗ, đốt 11 lò liên tiếp nhưng chỉ được một lò khiến đời sống gia đình gặp khó khăn. Mặc dù khó khăn nhưng hai vợ chồng vẫn gắng sức giữ nghề truyền thống của ông cha để lại.
Cho đến thời điểm này, tại làng gốm Hương Canh chỉ còn có 4 gia đình duy trì nghề gốm, họ sản xuất ra bao nhiêu thì tiêu thụ bấy nhiêu. Tuy nhiên để lưu giữ một làng nghề truyền thống không phải là câu chuyện đơn giản. Khó khăn chính là những thế hệ để truyền nghề, thêm vào đó là sự cạnh tranh của đồ nhựa, mặt hàng kim loại…, đang lấn át thị trường trong khi mẫu mã của đồ gốm, sành không có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, trong làng gốm Hương Canh rất nhiều gia đình muốn quay lại làm nghề nhưng không có vốn, không có địa điểm nên chẳng biết làm gì thêm.


Thủ công mỹ nghệ bằng gốm ở làng Hương Canh là một di sản văn hoá lịch sử của Việt Nam. Trong khi giữ được giá trị truyền thống, nghệ nhân Hương Canh đã không ngừng đổi mới hình dạng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật và mở rộng phạm vi sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích của người mua. Ngày nay, nghề gốm không chỉ cung cấp cho những người thợ có thu nhập ổn định mà còn biến ngôi làng Hương Cánh thành một điểm du lịch nổi tiếng nơi du khách có thể quan sát và tham gia sản xuất gốm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lịch sử phát triển gốm sứ Biên Hòa

Hồn gốm Biên Hòa